Điểm Loyalty Là gì? Tăng trải nghiệm mua sắm bằng Loyalty point
Giữa cuộc đua giành khách hàng, các chương trình giữ chân người tiêu dùng trở thành yếu tố quan trọng, vừa nâng cao trải nghiệm mua sắm vừa thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Theo báo cáo của Accenture, hơn 90% doanh nghiệp toàn cầu đã áp dụng khái niệm điểm thưởng loyalty tích lũy dưới nhiều hình thức, khẳng định tính hiệu quả của mô hình này. Vậy điểm loyalty là gì và nó có thể mang lại những lợi ích nào đáng giá? Hãy cùng Urbox khám phá ngay nhé!

1. Điểm Loyalty là gì?
Điểm loyalty (hay điểm khách hàng thân thiết) là một hình thức thưởng được doanh nghiệp áp dụng trong các chương trình tích điểm – một trong những mô hình phổ biến nhất của loyalty program (chương trình dành cho khách hàng thân thiết). Khách hàng có thể tích lũy điểm thưởng loyalty khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hoặc tương tác với thương hiệu. Số điểm này sau đó có thể quy đổi thành quà tặng, ưu đãi giảm giá hoặc các quyền lợi đặc biệt.

Một ví dụ điển hình là các sàn thương mại điện tử như Tiktok, Lazada và Shopee, nơi khách hàng có thể kiếm điểm (cụ thể là xu) khi mua hàng, đánh giá sản phẩm hoặc tham gia các trò chơi vào dịp đặc biệt. Khi đạt đủ điểm, họ có thể đổi thành tiền để giảm giá đơn hàng hoặc sử dụng cho các voucher và dịch vụ ưu đãi khác.
2. Điểm Loyalty mang lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp?
Điểm thưởng loyalty với tính linh động và chủ động không chỉ giúp khách hàng dễ dàng theo dõi, tích lũy và đổi thưởng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Từ việc tăng tương tác thương hiệu (Engagement), kích thích nhu cầu mua sắm và giữ chân khách hàng (Retention) đến mở rộng tệp khách hàng qua giới thiệu (Referral), điểm loyalty trở thành công cụ hiệu quả trong chiến lược chăm sóc và phát triển khách hàng.

2.1. Tăng tương tác với thương hiệu trên các nền tảng (Engagement)
Việc tích lũy điểm loyalty và nhận thưởng khuyến khích khách hàng chủ động tương tác với thương hiệu thông qua các hoạt động như chơi game trong ứng dụng, tham gia trên mạng xã hội, thực hiện khảo sát và đánh giá trải nghiệm.
2.2. Kích thích nhu cầu mua sắm và tăng tỷ lệ quay lại mua hàng (Retention)
Chương trình loyalty tạo động lực cho khách hàng tiếp tục mua sắm bằng cách tích lũy điểm sau mỗi giao dịch. Cảm giác vừa mua hàng vừa nhận thêm lợi ích không chỉ giúp họ tiết kiệm mà còn khuyến khích quay lại nhiều hơn để tối ưu hóa số điểm thưởng đã tích lũy.
2.3. Tăng khả năng giới thiệu thương hiệu và sản phẩm (Referral)
Cảm giác hào hứng khi tích điểm và đổi thưởng dễ dàng lan tỏa, thu hút người dùng ở mọi độ tuổi. Khi chương trình tích điểm loyalty kết hợp với các hoạt động như mời bạn bè tham gia hoặc chia sẻ liên kết, thương hiệu sẽ được quảng bá rộng rãi hơn thông qua truyền miệng, giới thiệu từ người thân và các chương trình liên kết. Điều này không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn mà còn tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.
3. Giải pháp tăng sự hài lòng của khách hàng với điểm Loyalty
Dưới đây là 5 giải pháp giúp nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng với điểm thưởng loyalty, giúp họ cảm thấy hứng thú hơn khi tích lũy và đổi thưởng, đồng thời tăng mức độ gắn kết với thương hiệu.

3.1. Các hình thức tích lũy điểm loyalty
Bên cạnh việc tích điểm từ hóa đơn mua hàng, thương hiệu có thể mở rộng thêm các hoạt động như gamification, đánh giá sản phẩm, giới thiệu bạn bè,… để khách hàng dễ dàng kiếm thêm điểm thưởng loyalty. Những hoạt động này giúp chương trình gắn kết khách hàng trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời tăng tương tác và duy trì sự gắn kết của họ với thương hiệu.
3.2. Xây dựng quy trình đổi thưởng dễ dàng
Thương hiệu nên truyền tải rõ ràng, minh bạch và đơn giản về cách thu thập và quy đổi điểm loyalty, giúp khách hàng dễ dàng hiểu và tham gia. Đồng thời, cần đảm bảo các quy định nhất quán, dễ tiếp cận và không gây nhầm lẫn, tạo trải nghiệm thuận tiện và khuyến khích khách hàng tích cực tham gia chương trình.
3.3. Thiết kế quà tặng phù hợp với từng khách hàng
Doanh nghiệp có thể tận dụng thông tin khách hàng cung cấp khi tham gia tích điểm loyalty program để tùy chỉnh quà tặng phù hợp. Dựa trên lịch sử mua sắm, khu vực sinh sống và các dữ liệu khác, thương hiệu có thể đề xuất những phần quà hấp dẫn, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Thực tế, các chương trình dành cho khách hàng thân thiết với quà tặng cá nhân hóa giúp khách hàng hài lòng gấp 8 lần so với những chương trình chỉ đưa ra phần thưởng đại trà.
3.4. Cách thức đổi thưởng linh hoạt
Doanh nghiệp chắc chắn không muốn khách hàng phải di chuyển xa chỉ để nhận một voucher đổi thưởng, vì điều này có thể khiến họ mất hứng thú và từ bỏ chương trình tích lũy điểm loyalty. Để tăng tính thuận tiện, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trao thưởng trực tuyến qua email, tin nhắn, ứng dụng… hoặc cho phép khách hàng lựa chọn giữa nhận thưởng trực tiếp và trực tuyến.
3.4. Đảm bảo giá trị phần thưởng
Doanh nghiệp nên tập trung vào giá trị quà tặng và đa dạng hóa phần thưởng để khuyến khích khách hàng tích lũy điểm. Tuy nhiên, cần cân đối ngân sách, tránh đầu tư quá mức vào chương trình điểm thưởng loyalty mà không đạt được hiệu quả mong muốn.
4. Những mô hình tích điểm loyalty phổ biến

4.1. Tích điểm đổi quà
Chương trình tích điểm thưởng loyalty đổi quà thường diễn ra trong thời gian ngắn và đi kèm với các chương trình khuyến mãi của nhãn hàng. Đây là chiến lược được nhiều thương hiệu áp dụng để khuyến khích khách hàng mua sắm thường xuyên hơn, đồng thời tăng mức độ nhận diện và gắn kết với thương hiệu.
Cách thức hoạt động của chương trình như sau:
- Mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch hoặc tương tác với doanh nghiệp, họ sẽ nhận được số điểm tích lũy tương ứng với giá trị của giao dịch hoặc mức độ tương tác đó.
- Điểm loyalty tích lũy được ghi nhận vào tài khoản khách hàng, giúp họ dễ dàng tra cứu trên ứng dụng hoặc website. Khi đạt đủ số điểm yêu cầu, khách hàng có thể quy đổi để nhận quà tặng, thường là sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
4.2. Tích điểm hoàn tiền
Ngoài tích điểm đổi quà, một số thương hiệu áp dụng chương trình tích điểm hoàn tiền. Cách thức hoạt động tương tự, nhưng thay vì đổi quà, khách hàng sẽ nhận được tiền. Số tiền này có thể được chuyển trực tiếp vào tài khoản hoặc cộng vào ví điện tử, tùy theo quy định của thương hiệu.
Mô hình tích điểm thưởng loyalty hoàn tiền có thể triển khai ngắn hạn theo từng chiến dịch hoặc duy trì dài hạn, tùy vào chiến lược của doanh nghiệp. Một số chương trình phổ biến có thể kể đến như Shopee Xu, hoàn tiền Ví Trả Sau MoMo, hay hoàn tiền thẻ tín dụng Home Credit…
4.3. Tích điểm đổi ưu đãi
Chương trình này phổ biến trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Khách hàng có thể sử dụng điểm tích lũy từ tích điểm ưu đãi để đổi lấy phiếu quà tặng, mã giảm giá hoặc phiếu mua hàng với mức ưu đãi hấp dẫn.
Chương trình tích điểm loyalty đổi ưu đãi chủ yếu nhằm kích cầu tiêu dùng và thường diễn ra trong thời gian ngắn, kết hợp với các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng. Việc giới hạn thời gian tạo cảm giác khan hiếm, thúc đẩy khách hàng nhanh chóng tích điểm và sử dụng ưu đãi để mua sắm.
4.4. Tích điểm thăng hạng
Mô hình Loyalty này có tính dài hạn và bền vững hơn so với các chương trình tích điểm thông thường. Khách hàng sẽ tích lũy điểm để nâng hạng hội viên, qua đó nhận được nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Thách thức đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao phân bổ quyền lợi giữa các hạng hội viên một cách hợp lý, vừa khuyến khích khách hàng tích điểm loyalty, vừa đảm bảo sự cân bằng trong chương trình.
5. UrBox - giải pháp quà tặng được nhiều doanh nghiệp tin dùng

Nếu bạn đang phân vân về lựa chọn quà tặng phù hợp cho chương trình tích điểm loyalty, hãy tìm đến Urbox. Hiểu được sự đa dạng trong nhu cầu và đối tượng tặng quà của doanh nghiệp, URBOX cung cấp các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về hình thức, ngân sách và vận hành quà tặng.
Với e-voucher UrBox, doanh nghiệp có thể trao tặng dễ dàng, trao thưởng nhân viên nhanh chóng hoặc tạo động lực chốt đơn tức thì cho khách hàng.
Với quà tặng hiện vật, doanh nghiệp có thể gửi trao các món quà chu đáo, hợp trend dịp lễ đặc biệt mang hình ảnh, logo thương hiệu.
Hay nếu doanh nghiệp mong muốn giữ chân những khách hàng, đối tác VIP hay nhân sự cấp cao, tặng họ các đặc quyền cao cấp trong chính sách phúc lợi sẽ gây ấn tượng và tạo thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn chung, UrBox giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí vận hành quà tặng, đồng thời cho phép gửi quà tiện lợi, nhanh chóng qua đa kênh dù trực tiếp hay trực tuyến.
Điểm loyalty là giải pháp hiệu quả trong chương trình khách hàng thân thiết. Hy vọng bài viết giúp doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích và cách triển khai tối ưu, đồng thời khám phá các mô hình điểm thưởng loyalty phổ biến hiện nay.